Chè vằng còn có tên gọi khác là chè cước man, dây cẩm văn, dây dâm trắng, dây vắng, mổ sẻ. Theo đó, chè vằng là cây leo mọc thành bụi ở bờ rào, bụi tre hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 1-1,5m. Lá hình mác, mọc đối xứng, cuống tròn, càng lên cao lá càng nhỏ, có 3 gân chính nổi rõ ở mặt trên của lá. Hoa mọc thành từng chùm màu trắng, chừng 7-9 hoa. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm, khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc.
Bộ phận của cây chè vằng thường được người dân sử dụng là cánh và lá. Mọi người thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô rồi sắc lấy nước uống. Dược liệu này có vị hơi đắng, chát, tính ấm, không độc. Với thành phần bao gồm flavonoid, alcaloid, glycosid… chè vằng đem đến hàng loạt những công dụng tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Kiểm soát đường huyếtTiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng phổ biến nhất. Có nhiều lý do khiến đường huyết tăng bất thường nhưng tiêu biểu nhất vẫn là do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thừa chất nhưng lại ít vận động.
Sở hữu những dưỡng chất có công dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, việc sử dụng thường xuyên chè vằng góp phần điều chỉnh insulin trong máu, giúp kiểm soát tình trạng đường huyết một cách hiệu quả.
Phòng chống ung thưCây chè vằng có tác dụng phòng ngừa u nhú, ung thư nhờ vào hoạt chất flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa, đào thải chất độc. Cùng với đó, nó còn có công dụng bảo vệ cơ thể khỏi độc tố xâm nhập, giúp phòng ngừa tế bào ung thư.
Hỗ trợ điều trị cao huyết ápChất Alcaloid có trong chè vằng với công dụng hạ huyết áp. Do đó, đối với những người có tiền sử bệnh cao huyết áp có thể sử dụng thức uống này để hỗ trợ điều trị ổn định huyết áp.
Chè vằng sau khi được phơi khô
Giải độc ganLoại thảo dược này có tính mát, thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu huyết, giải độc rất hiệu quả. Vì vậy, nhiều người dùng cây thuốc này để thanh nhiệt, giải độc gan, đào thải độc tố tích tụ trong gan, mát gan, chữa gan nhiễm mỡ, tăng cường chức năng gan,… Ngoài ra, nhờ tính mát này, chè vằng còn giúp giảm mụn nhọt.
Giảm cânMột trong những tác dụng khác của chè vằng chính là giảm cân. Theo đó, việc uống chè vằng thường xuyên sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa cũng kích thích hệ tiêu hóa vận động tốt hơn. Tuy nhiên bạn nên lưu ý giữa việc uống chè vằng cũng như kết hợp tập luyện để sớm đạt được kết quả tốt nhất.
Kích thích tiêu hóaNhờ chất glycoside chứa trong chè vằng có tác dụng kích thích vị giác, cải thiện hệ tiêu hóa, chữa đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra, dùng nước này còn chữa mất ngủ kinh niên, cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn.
Để có tác dụng tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên sử dụng dược liệu mỗi ngày bằng cách đun nước từ lá tươi hoặc pha trà từ lá khô đều được. Lưu ý chỉ pha nước chè dùng trong ngày, không để qua đêm vì dễ bị ôi thiu, có thể dẫn đến đau bụng, ngộ độc.
2 loại lá khô khác mang nhiều công dụngLá ổi
Đây là một loại lá không còn xa lạ với người Việt. Bạn có thể phơi khô lá ổi hãm 2,5-5g lá với 250ml nước đun sôi trong khoảng 10 phút. Với lá ổi tươi, bạn chỉ việc rửa sạch sau đó thả vào nước đang sôi rồi hãm trong khoảng 10 phút. Việc sử dụng thường xuyên loại lá này đem đến hàng loạt những lợi ích tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Một trong những công dụng tuyệt vời của loại lá này là làm chậm sự hấp thụ đường vào trong máu, ức chế một số enzyme khác nhau chuyển đổi carbohydrate trong đường tiêu hóa thành glucose, nhờ đó điều chỉnh lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Lá ổi
Với sự có mặt của các chất chống oxy hóa, sử dụng lá ổi có tác dụng làm giảm quá trình hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây dẫn tới sự hình thành của các tế bào ung thư. Trong đó, với thành phần lycopen có hiệu quả cao trong phòng ngừa và điều trị ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
Theo một bài báo đăng trên tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất, những người tham gia nghiên cứu uống trà lá ổi đã có mức cholesterol thấp hơn sau 8 tuần. Một nghiên cứu công bố năm 2011 trên tạp chí Hóa học và Vật lý cũng cho thấy các hợp chất trong lá ổi giúp hòa tan cholesterol “xấu”.
Lá xoài
Công dụng của loại lá cây dân dã này đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh. Năm 2010, Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Anna (Ấn Độ) nghiên cứu thấy, lá xoài có khả năng làm chậm hấp thu glucose ở ruột, tăng tổng hợp glycogen tại gan, giúp ổn định đường huyết sau ăn và đường huyết lúc đói.
Lá xoài đặc biệt hữu ích cho những người bị cảm lạnh, viêm phế quản và hen suyễn. Uống thuốc sắc được chế biến bằng cách đun sôi lá xoài trong nước với một ít mật ong giúp chữa ho hiệu quả. Nó cũng giúp khắc phục tình trạng mất giọng một cách nhanh chóng.
Lá xoài
Uống nước lá xoài thường xuyên có tác dụng bổ dạ dày, thải độc tố ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày khác nhau như loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Lá xoài cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị loét dạ dày. Nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất lá xoài ức chế sự tích tụ chất béo trong tế bào mô, giúp kiểm soát khả năng béo phì, bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Tổng hợp
Theo Đinh Anh