Công trường đang thi công đường cao tốc ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có một hiện tượng bất thường. Ban quản lý Công trường dựng biển “Cấm thi công” và phong tỏa khu vực. Hóa ra, trong quá trình thi công đường cao tốc, các công nhân đã phát hiện ra một khu vực có rất nhiều hóa thạch sinh vật cổ.
Bản quản lý liền báo cáo sự việc lên cấp trên. Lập tức, rất nhiều chuyên gia khảo cổ học và các nhà nghiên cứu tới hiện trường. Các công nghệ cao nhất được đưa tới để thực hiện việc nghiên cứu, khai quật. Bước đầu xác định, đây là những hóa thạch của sinh vật cổ đại, ước tính đã có 500 triệu năm tuổi. Vì thế, quá trình khai thác cần vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ. Do vậy việc thi công đường cao tốc cũng phải tạm dừng.
Phát hiện hóa thạch ở khu vực này không phải điều ngẫu nhiên. Từ năm 1992, người ta đã phát hiện một vài hóa thạch lẻ ở khu vực này, gây xôn xao tin tức. Nhiều năm trở lại đây, địa điểm này là nơi mà các nhà nghiên cứu và những người thích khảo cổ hay tìm đến nghiên cứu, tham quan.
Tuy áp dụng công nghệ cao vào khai quật và nghiên cứu nhưng việc bảo tồn hóa thạch này là một vấn đề nan giải cho các nhà nghiên cứu. Do bị phong hóa và xói mòn địa chất, hầu hết các hóa thạch chỉ còn lại cấu trúc bộ xương ngoài, còn cấu trúc bên trong đã bị phân hủy. Điều này khiến quá trình nghiên cứu khó khăn hơn, đồng thời giảm đi giá trị nghiên cứu của các hóa thạch.
Chính phủ và các cơ quan liên quan đã nhanh chóng vào cuộc để tìm ra các biên pháp bảo tồn các hóa thạch này. Đầu tiên, việc thi công đường cao tốc bị tạm dừng và phong tỏa khu vực để ngăn chặn sự ảnh hưởng. Đồng thời, công tác an ninh được tăng cường giám sát hiện trường, ngăn chặn bất hành vi khai quật trái phép.
Ngoài ra, chính phủ còn thành lập một đội ngũ chuyên môn bao gồm các nhà cổ sinh vật học, địa chất để tiến hành nghiên cứu chuyên sâu. Hy vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về lịch sử cũng như là các loại sinh vật đã từng sinh sống hàng nghìn năm trước ở khu vực.
Chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan cũng đã tiến hành thảo luận và nghiên cứu chuyên sâu về việc bảo vệ và sử dụng di tích hóa thạch này cho việc nghiên cứu. Phương pháp tốt nhất được khuyến nghị dựa theo ý kiến của chuyên gia để tiến hành bảo tồn để có thể lưu giữ hóa thạch giá trị này lâu dài ở tương lai.
Phát hiện di tích hóa thạch quy mô lớn này cung cấp sự hiểu biết hơn về dấu tích của lịch sử và quá trình tiến hóa của sinh vật. Nghiên cứu chúng làm rõ hơn về lịch sử cũng như là tương lai của trái đất.
Trong quá trình bảo vệ và sử dụng tài nguyên hóa thạch, chúng ta không chỉ phải quan tâm đến giá trị nghiên cứu khoa học mà còn phải chú ý đến giá trị văn hóa. Với sự nỗ lực của chính phủ và các cơ quan liên quan, những nguồn tài nguyên hóa thạch giá trị này sẽ được bảo vệ và sử dụng tốt hơn, đóng góp nhiều vào việc kế thừa văn hóa và lịch sử nhân loại.
Theo Lưu Ly